https://tapchisacdep.org/wp-content/uploads/2021/04/tay-not-ruoi-1-400x389.png
Chăm Sóc Da 07-04-2021icon2442

[Giải đáp] Nên tẩy nốt ruồi tại nhà hay bệnh viện da liễu?

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu cảm thấy không thoải mái khi sở hữu một nốt ruồi trên người, bạn có thể loại bỏ chúng một cách nhanh chóng. Bạn đang phân vân nên tẩy nốt ruồi tại nhà hay tẩy nốt ruồi ở  bệnh viện da liễu. Theo dõi những thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác bạn nhé! 

Tại sao bạn nên xóa nốt ruồi?

Theo TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết:

“Nốt ruồi liệt vào dạng khối u lành tính và thường mọc ở lớp thượng bì và trung bì của da. Có những nốt ruồi phẳng so với bề mặt da nhưng có nốt ruồi mọc gờ cao hơn bề mặt da. Về cơ bản, nốt ruồi thường tiến triển theo tỷ lệ thuận của chiều dài cơ thể, và đến hết tuổi trưởng thành sẽ dừng phát triển. Tuy nhiên, có những nốt ruồi sau đó phát triển bất thường về màu sắc, kích thước và biệt hóa (ung thư hóa) do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc bị tác động như nặn, đốt, cạy hoặc tẩy không đúng cách. Với trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện da liễu để được bác sĩ thăm khám cụ thể.” 

Tẩy nốt ruồi an toàn ở đâu? Tại nhà hay bệnh viện da liễu?

Tẩy nốt ruồi an toàn ở đâu?

Hầu hết chúng ta có thể sở hữu từ 10–40 nốt ruồi trên toàn cơ thể, nếu nốt ruồi xuất hiện ở những vị trí đặc biệt như mặt, cổ, tay,.. khiến bạn cảm thấy tự ti, hãy xóa bỏ những đốm đen này để không còn phải phiền muộn nữa.

Ngoài ra, nếu bạn hay bị kích ứng hay bị ngứa do nốt ruồi chà xát vào quần áo, việc xóa nốt ruồi sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trước khi quyết định loại bỏ nốt ruồi, bạn nên tìm hiểu về một số biện pháp tẩy nốt ruồi an toàn đối với sức khỏe bạn nhé!

Phương pháp tẩy nốt ruồi tại nhà phổ biến

Chỉ bằng một vài theo tác đơn giản, bạn dễ dàng tìm thấy nhiều thông tin trên internet về phương pháp tẩy nốt ruồi tại nhà.

Tuy nhiên, đa số các phương pháp này chưa được kiểm chứng về hiệu quả, rất dễ dẫn đến các biến chứng về sau như sẹo, nguy hiểm hơn là ung thư. Vậy nên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn trước khi thực hiện phương pháp tẩy nốt ruồi sau đây nhé!

Tẩy nốt ruồi an toàn ở đâu? Tại nhà hay bệnh viện da liễu?

Phương pháp tẩy nốt ruồi tại nhà được nhiều người áp dụng nhưng chưa được kiểm chứng

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 địa chỉ tẩy nốt ruồi uy tín tại Hà Nội, TPHCM

Hơ nhẹ nốt ruồi bằng lửa cùng với giấm táo

Đây là phương pháp chỉ dành cho nốt ruồi ở những vị trí thông thường như tay và chân, mông,…. Bạn không nên thực hiện ở những vị trí nhạy cảm trên khuôn mặt như đuôi mắt, mũi, miệng và cằm, trán,….

Đắp tỏi tươi lên nốt ruồi

Nguyên liệu:

1 ít tỏi tươi, 1 ít băng gạc hoặc khăn xô mỏng.

Cách thực hiện:

– Bóc 2 – 3 tép tỏi, băm nhuyễn tỏi và gói vào miếng băng gạc sạch.

– Rửa mặt bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và làm giãn nở lỗ chân lông.

– Lấy miếng gạc bọc tỏi đắp lên nốt ruồi. Bôi nước tỏi lên vùng da xung quanh nốt ruồi.

– Cố định gạc bằng băng dính và đắp khoảng trong vòng 15 phút.

– Sau 15 phút, tháo miếng gạc và rửa mặt lại bằng nước lạnh, lau khô bằng khăn sạch.

** Lưu ý: Thực hiện 2 lần một ngày, vào buổi sáng và tối để thấy được kết quả rõ rệt nhé! 

Sử dụng muối i-ốt

Bạn có thể thoa muối i-ốt lên trên nốt ruồi để diệt trừ các tế bào từ bên trong.

Cách thực hiện như sau: 

  • Cho một chút muối iot trực tiếp lên các nốt ruồi.
  • Thực hiện khoảng 3 lần/ ngày, thực hiện liên tiếp trong 1 tuần.
  • Sau một thời gian bạn sẽ thấy nốt ruồi dần biến mất lúc nào không hay.
Tẩy nốt ruồi an toàn ở đâu? Tại nhà hay bệnh viện da liễu?

Sử dụng muối i-ốt tẩy nốt ruồi

Lấy nhân mụn ruồi bằng dao cạo

Phương pháp này sẽ giúp bạn loại bỏ được phần gốc của nốt ruồi tuy nhiên sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm trùng da hoặc đau rát. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện biện pháp này dưới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn.

Các cách tẩy nốt ruồi tại nhà khác

Đây là một số phương pháp được mọi người đánh giá là có hiệu quả giúp đẩy dần phần nhân mụn ra khỏi da, làm mờ dần nốt ruồi:

  • Đắp vỏ chuối tươi trực tiếp lên nốt ruồi
  • Sử dụng tinh dầu tràm trà để làm mờ nốt ruồi
  • Thoa tinh dầu hương trầm lên những nốt ruồi
  • Trộn hỗn hợp bột nở cùng dầu thầu dầu
  • Lô hội hoặc gel lô hội giúp loại bỏ nốt ruồi một cách tự nhiên.
  • Sử dụng các loại kem ngoài da có bày bán sẵn ở các nhà thuốc tây.
  • Việc đánh lớp kem che khuyết điểm có thể nhanh chóng giúp bạn giấu đi những đốm đen khiến bạn mất tự tin.

>>> Xem thêm: Tẩy nốt ruồi kiêng gì để mau lành, chống sẹo?

Nguy cơ sức khỏe khi tẩy nốt ruồi tại nhà

Mặc dù có một số cách tẩy nốt ruồi tại nhà khá an toàn và hiệu quả, tuy nhiên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, ngăn ngừa sự hình thành của sẹo thì cách tốt nhất là bạn hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ da liễu.

Tẩy nốt ruồi an toàn ở đâu? Tại nhà hay bệnh viện da liễu?

Bên cạnh đó, việc loại bỏ nốt ruồi bằng dao cạo hoặc đồ vật sắc nhọn có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng như nhiễm trùng, sẹo lồi, sẹo lõm,… đặc biệt là khi dụng cụ bạn sử dụng bị rỉ sét hoặc chưa được khử trùng.

Chưa hết, tự ý tẩy nốt ruồi tại nhà bạn sẽ không thể biết chính xác liệu rằng nốt ruồi đó ác tính hay lành tính. Nốt ruồi của bạn có thể là một dạng u hắc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp laser

Laser CO2 là phương pháp tẩy nốt ruồi hiệu quả được áp dụng tại các bệnh viện và trung tâm thẩm mỹ  tại Việt Nam nói chung, trên thế giới nói riêng. Laser CO2 sử dụng sóng của tia laser để tẩy nốt ruồi ở mọi vị trí, kể cả những vị trí khó như bờ mi mắt có kích thước lớn 01 cm.Tẩy nốt ruồi an toàn ở đâu? Tại nhà hay bệnh viện da liễu?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ chiếu tia laser để đốt nốt ruồi, sau đó chấm sát khuẩn và chỉ định sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng nếu cần. Những tổn thương sẽ lành lại sau 3 – 5 ngày, để lại vết nhạt màu và mất dần. Laser CO2 giúp xác định độ sâu nốt ruồi cần can thiệp, vì thế chỉ giảm nguy cơ hình thành sẹo và ít gây chảy máu hơn phẫu thuật.

Xóa nốt ruồi bằng phương pháp tiểu phẫu 

Với những nốt ruồi ở lớp thượng bì có thể sử dụng phương pháp laser nhưng nốt có chân ở lớp trung bì hoặc sâu hơn sẽ rất khó loại bỏ. Nếu những tổn thương đó lớn hơn 1cm thì việc khắc phục chỉ được 85%. 

Lúc này, bạn nên thực hiện phương pháp tiểu phẫu nốt ruồi lớn và nổi gồ trên da, đậm màu hoặc ăn sâu dưới da. Trước khi tiểu phẫu, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm xem nốt ruồi có phải u ác tính hay không và độ sâu của vết rạch để mang để kết quả thẩm mỹ cao nhất.

Hướng dẫn chăm sóc da sau khi tẩy mụn ruồi

Để vết thương tại vùng vừa tẩy nốt ruồi nhanh chóng bình phục, bạn cần chăm sóc hết sức cẩn trọng và kỹ lưỡng. Một vài kinh nghiệm dưới đây sẽ thực sự giúp ích cho bạn.

Vệ sinh da thường xuyên

Hãy dùng dung dịch hydro peroxide, còn gọi là oxy già để làm sạch. Pha loãng dung dịch rồi cho lên vị trí tẩy nốt ruồi, dùng tăm bông thấm sạch. Thực hiện từ 2-3 lần/ngày để vết thương mau khô và tránh bị nhiễm trùng.

Thoa thuốc kháng khuẩn

Vùng da tổn thương nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vậy nên, sau khi làm sạch bạn nên thoa thuốc mỡ kháng khuẩn một lớp mỏng rồi dùng băng vô trùng che lại.

Tẩy nốt ruồi an toàn ở đâu? Tại nhà hay bệnh viện da liễu?

Không chà sát hay gãi lên vết tẩy nốt ruồi

Khi nốt ruồi bị tẩy đi, lớp da non sẽ dần sản sinh và da dần được thay mới. Quá trình này thường gây cảm giác ngứa nhẹ nên khá khó chịu. Bạn nên tránh việc gãi, chà xát hay bóc lớp vẩy khiến vết thương lâu lành, dễ bị vết thâm đậm hơn hoặc để lại sẹo.

Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi Tạp chí sắc đẹp

Chủ đề liên quan: 

Những nốt ruồi nên xóa & không nên xóa

Tẩy nốt ruồi bao nhiêu tiền? Bảng giá tẩy nốt ruồi mới nhất 2021