https://tapchisacdep.org/wp-content/uploads/2021/11/tri-mun-coc-9.jpg
Làm Đẹp 24-11-2021icon525

7+ Cách trị mụn cóc đơn giản tại nhà từ thiên nhiên

5/5 - (1 bình chọn)

Mun cóc là tình trạng bệnh do nhiễm virus HPV, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Vậy bạn đã biết đến 8 cách trị mụn cóc tại nhà từ những nguyên liệu thiên nhiên hay chưa? Cùng Tạp chí sắc đẹp tìm hiểu ngay nhé!

Mụn cóc là gì? Phân loại mụn cóc

Mụn có là những khối u nhỏ sần sùi, xuất hiện trên cơ thể theo từng nốt riêng lẻ hoặc từng chùm. Mụn có gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ lẫn sinh hoạt thường ngày và rất dễ lây lan sang những vùng da xung quanh.

Mụn cóc xuất hiện là do cơ thể bị nhiễm virus HPV (papillomavirus) qua các vết thương hở, môi trường ẩm mốc, dùng chung đồ với người nhiễm bệnh,… Sau khi xâm nhập thì virus sẽ bắt đầu ủ bệnh, từ từ hình thành các nốt sần ở trên da. Qua một thời gian thì các nốt này sẽ phát triển lớn hơn và nhiều hơn nếu không điều trị mụn cóc kịp thời.

tri-mun-coc-1

Mụn có là những khối u nhỏ sần sùi, xuất hiện trên cơ thể theo từng nốt riêng lẻ hoặc từng chùm

Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện hoặc liên quan đến chủng HPV khác nhau mà phân loại mụn cóc theo tên gọi. Cụ thể:

  • Mụn cóc thông thường: Do virus HPV 1, 2, 4, 27, 29 gây ra, thường không có triệu chứng bất thường. Mụn có thông thường có màu xám nhạt, vàng, nâu, kích thước đường kính từ 2 – 10mm, tập trung tại ngón tay, khuỷu tay, chân, đầu gối,…
  • Mụn cóc dạng nhú: Có hình dáng dài, hẹp, giống lá mày, xuất hiện tại các vùng mí mắt, trên mặt, môi, cổ. Mụn cóc dạng nhú thường lành tính và việc điều trị cũng khá dễ dàng.
  • Mụn cóc phẳng: Do virus HPV 3, 10, 28, 49 gây ra, có mặt bằng phẳng, màu nâu, hồng hoặc xám, nằm dọc theo các vết xước. Loại mụn cóc phẳng thường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, khó điều trị.
  • Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân: Những nốt mụn cóc này dễ nhầm lẫn với các vết chai sạn, do cơ thể bị nhiễm virus HPV 1, gây cảm giác khó chịu đau nhức trong việc sinh hoạt, cầm nắm, đi lại.
  • Mụn cóc quanh móng: Xuất hiện xung quanh vùng móng, không có triệu chứng nhưng lây lan nhanh, gây đau nhức và dễ xảy ra tình trạng tách móng. Thường xuất hiện ở những người thường cắn móng tay, làm các công việc tiếp xúc nước liên tục.
  • Mụn cóc sinh dục: Đây là loại mụn cóc bị nhiễm virus HPV 16 và 18 – nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, thường xuất hiện ở quanh hậu môn, trực tràng, bộ phận sinh dục,…

Yếu tố nào khiến mụn cóc lây lan nhanh?

Mụn cóc hoàn toàn có thể lây lan từ vùng da này đến vùng da khác, từ đối tượng này đến đối tượng khác. Sau đây là một số yếu tố khiến mụn cóc lây lan nhanh chóng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm virus như dao cạo, khăn tắm, bàn chải, đồ bấm móng tay, giày dép, quần áo,…
  • Vết trầy xước trên da do nặn mụn, gãi, cào, làm móng chân, móng tay.
  • Vệ sinh da không kỹ, thường xuyên đi chân trần, tiếp xúc môi trường ẩm mốc.
  • Người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch sẽ không thể chống lại sự tấn công của virus.
  • Người bị rối loạn chuyển hóa, suy nhược thần kinh.
tri-mun-coc-2

Mụn cóc hoàn toàn có thể lây lan từ vùng da này đến vùng da khác

Tổng hợp cách trị mụn cóc hiệu quả tại nhà

Sau đây là  8 cách trị mụn có tại nhà từ những nguyên liệu thiên nhiên, cách thực hiện vô cùng đơn giản và hiệu quả cao.

Cách trị mụn cóc bằng tỏi

Hoạt chất allicin trong tỏi có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể chống lại sự tấn công của virus HPV. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả khá nhanh chóng nếu kiên trì thực hiện hàng ngày.

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và đập dập.
  • Đắp cả nước cốt lẫn bã tỏi lên vùng mụn cóc.
  • Dùng bông gạc quấn lại, giữ nguyên trong khoảng 2 – 3 tiếng.
  • Gỡ ra và rửa sạch lại với nước ấm.
tri-mun-coc-3

Cách trị mụn cóc bằng tỏi

>>> Bạn đang quan tâm: Bật mí 7 cách trị mụn bằng tỏi an toàn, hiệu quả tại nhà

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô

Lá tía tô có đặc tính ấm, cay nóng, giúp kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ hiệu quả, khi đắp lên vết thương, mụn, mụn cóc sẽ có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, làm xẹp nhanh chóng.

  • Lá tía tô rửa sạch, đem giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Thoa nước lá tía tô lên nốt mụn cóc.
  • Dùng phần bã đắp lên trên sau đó lấy băng gạc quấn lại.
  • Giữ nguyên qua đêm rồi rửa lại với nước sạch.
tri-mun-coc-4

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô

>>>> Xem thêm: Trị mụn bằng lá tía tô có hiệu quả như lời đồn?

Cách trị mụn cóc bằng trái nhàu

Trái nhàu cũng là một nguyên liệu trị mụn cóc được rất nhiều người áp dụng. Ngoài việc loại bỏ mụn cóc, sử dụng trái nhàu còn giúp phục hồi vùng da bị tổn thương một cách nhanh chóng.

  • Tách lấy phần thịt quả nhàu chín, bỏ vào bát, nghiền nhuyễn.
  • Làm sạch vùng da có mụn có, thấm khô.
  • Đắp phần thịt trái nhàu lên mụn cóc.
  • Dùng băng gạc cố định lại.
  • Nên đắp vào buổi tối và để qua đêm, rửa sạch lại vào sáng hôm sau.
tri-mun-coc-5

Cách trị mụn cóc bằng trái nhàu

Cách trị mụn cóc bằng nhang

Trị mụn cóc bằng nhang là phương pháp đã được ông bà ta áp dụng từ xa xưa. Đây có thể xem là tiền đề của sự ra đời phương pháp đốt điện ngày nay.

  • Khử trùng dao lam, kim khâu với nước sôi hoặc nước muối.
  • Làm sạch vùng da mụn có bằng nước muối loãng.
  • Dùng dao lam cắt đi phần da khô cứng, sau đó sử dụng kim khâu để khều nhẹ nốt mụn.
  • Sao cho để lộ bên trong nốt mụn cóc.
  • Đốt nén nhang, hơ thật sát lại chỗ mụn cóc cho đến khi không chịu được mới dừng lại.
  • Lặp lại cho đến khi nhang cháy hết.
  • Vệ sinh lại nốt mụn cóc bằng nước muối.
tri-mun-coc-6

Cách trị mụn cóc bằng nhang

Cách trị mụn cóc bằng vỏ chuối

Vỏ chuối có chứa thành phần lutein, kali giúp loại bỏ các nốt mụn cóc một cách an toàn, nhanh chóng nhưng cần kiên trì để đạt được hiệu quả như mong muốn.

  • Pha muối với nước ấm, ngâm vùng da mụn cóc trong khoảng 20 phút.
  • Dùng bàn chải chà nhẹ quanh mụn để loại bỏ lớp da sần sùi.
  • Lấy vỏ chuối xanh đắp lên mụn cóc, quấn băng gạc qua đêm.
  • Rửa sạch lại da với nước mát vào sáng hôm sau.
tri-mun-coc-7

Cách trị mụn cóc bằng vỏ chuối xanh

Cách trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu

Vôi ăn trầu cũng là một mẹo dân gian chữa trị mụn cóc được áp dụng từ xa xưa, vừa loại bỏ nốt mụn vừa ngăn ngừa lây lan, tái phát trở lại.

Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không phù hợp những bạn chịu đau kém hoặc các nốt mụn quá to.

  • Trộn vôi ăn trầu và xà phòng theo tỉ lệ bằng nhau.
  • Vo tròn hỗn hợp sao cho kích thước bằng mụn cóc.
  • Đặt lên phần mụn cóc cái, đợi khô tự nhiên.
  • Sau khoảng 7 – 10 phút thì dùng bông lau sạch.
  • Chấm thuốc đỏ lên trên để tránh nhiễm trùng.
tri-mun-coc-8

Cách trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu

Cách trị mụn cóc bằng giấm táo

Giấm táo có chứa rất nhiều hàm lượng axit có khả năng làm mềm da, loại bỏ da chết và giúp kháng khuẩn các nốt mụn cóc. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này 3 – 4 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng hơn.

  • Làm sạch vùng da mụn cóc.
  • Chấm giấm táo lên mụn, chờ đến khi khô lại,
  • Không cần rửa lại với nước sạch.
tri-mun-coc-9

Cách trị mụn cóc bằng giấm táo

Cách trị mụn cóc bằng axit

Trong các loại axit thì việc sử dụng axit salicylic để trị mụn cóc là vô cùng phổ biến và được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể lựa chọn dạng bào chế dung dịch, kem bôi có chứa salicylic acid để thoa lên các nốt mụn cóc.

  • Làm sạch vùng da có nốt mụn cóc.
  • Dùng bông tăm thấm acid salicylic thoa lên nốt mụn cóc.
  • Để khô tự nhiên, không rửa lại với nước.
  • Thoa liên tục 1 – 3 lần/ngày trong 4 tuần.
tri-mun-coc-10

Cách trị mụn cóc bằng Salicylic Acid

Tạp chí sắc đẹp đã giới thiệu đến bạn 8 cách trị mụn cóc tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả mang lại cũng rõ rệt. Tuy nhiên nếu như đã thực hiện nhiều lần nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn hoặc các nốt mụn có quá lớn thì bạn hãy tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được chuyên gia thăm khám và áp dụng công nghệ điều trị tiên tiến hơn nhé!

Chủ đề liên quan:

Bật mí cách trị mụn cám đơn giản tại nhà

Mách bạn 10 cách trị mụn lưng hiệu quả tại nhà

Hướng dẫn 07 cách trị mụn bằng nước vo gạo “siêu” hiệu quả