Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Chăm Sóc Da 20-11-2021icon3075
5/5 - (1 bình chọn)

Da non là một lớp da mới, còn non nớt, thường có màu hồng hoặc màu đỏ do bong tróc da, vết thương sau phẫu thuật, trầy xước, bỏng. Vậy làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo xấu? Mời quá bạn đọc hãy cùng Tạp chí sắc đẹp theo dõi thông tin bài viết dưới đây!

Quá trình lên da non diễn ra như thế nào? 

Trước khi tìm hiểu cách làm sao để da non hết đỏ, bạn cần biết cơ chế lên da non của cơ thể. Tất cả các vết thương trên cơ thể con người bạn đều có quá trình hồi phục giống nhau, trải qua 3 giai đoạn chính gồm:

Giai đoạn 1: Miễn dịch ( kéo dài từ 2 – 5 ngày)

Vết thương còn mới, máu sẽ chảy và khô nhanh chóng sau vài phút. Tiếp theo, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt, sản sinh ra lớp vảy ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, huyết tương có màu vàng nhạt hoặc trong suốt chảy ra có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của ký sinh trùng và vi khuẩn tại vết thương hở.

Chưa hết, bạn cần có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng để vết thương nhanh chóng bình phục. Quá trình giải phóng chất kháng khuẩn từ các tế bào bạch cầu và tiểu cầu sẽ làm giảm tình trạng viêm, các mô da bị tổn thương bắt đầu lành lại.

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Các mô da bị tổn thương bắt đầu lành lại

Giai đoạn 2: Tăng sinh (kéo dài từ 2 – 3 tuần)

Đây là giai đoạn các mạch máu và mô da bị tổn thương dần phục hồi do cơ thể kích thích sản sinh tế bào mới. Theo đó, các tế bào da mới và cũ được liên kết với nhau bởi các sợ collagen của các tế bào hồng cầu. Vết thương được lấp đầy bởi các mô hạt, từ đó hình thành da mới, lớp vảy bảo vệ da sẽ sẽ có xu hướng mỏng đi và bong ra.

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Giai đoạn 3: Tái tạo da

Bạn sẽ có cảm giác ngứa khó chịu, vảy cũng bong ra, vùng da non thường có màu nhạt hơn vùng da xung quanh và mờ dần theo thời gian. Thông thường, vết thương do trầy xước mất từ ​​5 – 15 ngày để lành, trong khi vết thương cần khâu chỉ mất khoảng 21 ngày.

Với những tổn thương cạn không được chăm sóc kỹ lưỡng thì để lại sẹo xấu là điều thể tránh khỏi. Nhưng quá trình hồi phục nhanh hay chậm, để lại sẹo lồi, sẹo thâm hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người.

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Quá trình da non phục hồi

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo xấu?

Tuỳ vào trường hợp da tổn thương sẽ có các cách thức chăm sóc khác nhau, dưới đây là các phương pháp chăm sóc làm sao để da non mau lành được nhiều người áp dụng.

Cách chăm sóc da non hết đỏ sau khi lột

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Quy trình chăm sóc da non nhanh hết đỏ

Không gãi và chà xát mạnh

Rất nhiều người khó chịu vì ngứa nên thường dùng tay gãi, đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sẹo lồi xấu xí mà nhiều người đang mắc phải.

Tuy nhiên, hãy cố chịu đụng hoặc gãi nhẹ lên xung quanh vùng da non để giảm cảm giác ngứa. Tuyệt đối, không gãi trực tiếp và gãi mạnh tay lên phần da non sẽ làm da bị trầy xước thêm, thời gian hồi phục lại phải kéo dài.

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Không gãi và chà xát mạnh

Giữ vệ sinh sạch sẽ da mặt

Vệ sinh vùng da non nhạy cảm cần thực hiện đúng cách để tránh nhiễm trùng, bít lỗ chân lông và làm ảnh hưởng đến quá trình lành lại của làn da.

Bạn hãy bảo đảm dùng nước sạch để rửa mặt hàng ngày, dùng bông gòn để thấm bớt nước trên mặt thay cho khăn mặt tránh tổn thương do cọ xát. Bên cạnh đó, bạn nên dùng các dòng sữa rửa mặt dành cho da nhạy cảm hoặc sữa rửa mặt hữu cơ, …. làm sạch da. Đặc biệt lưu ý, bạn không được tự ý sờ tay lên mặt hoặc dùng tay gãi bởi dễ gây nhiễm trùng và dễ để lại sẹo.

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Sử dụng kem dưỡng da hàng ngày

Kem dưỡng là bước phục hồi và tái tạo làn da rất quan trọng không thể bỏ qua. Không những cung cấp độ ẩm và bổ sung dưỡng chất, đẩy nhanh quá trình phục hồi, kem dưỡng còn làm da non hết đỏ và mẩn ngứa.

Bạn hãy chọn các loại kem dưỡng da chứa nhiều collagen, vitamin, khoáng chất giúp tái tạo da nhanh chóng và khoẻ mạnh.

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Sử dụng kem dưỡng da hàng ngày

Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào da non

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến da non rất dễ bị thâm đen và tổn thương nghiêm trọng nếu không che chắn kỹ. Bạn hãy chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ trở lên để ngăn ngừa tia UV gây hại hiệu quả, nên sử dụng 2-3 lần/ngày để bảo vệ da toàn diện.

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào da non

Bổ sung dưỡng chất cho da từ bên trong

Để phục hồi da nhnah chóng, bạn cần bổ sung dưỡng chất từ bên trong bằng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn đồ cay nóng, chất kích thích để ngăn ngừa mụn sưng đỏ dai dẳng.

Bên cạnh đó, chăm sóc để da non hết đỏ, bạn nên bổ sung một lượng lớn vitamin C, E, K,… từ rau củ quả hoặc các thực phẩm chức năng, uống nhiều nước để da trẻ khỏe, trắng hồng, ngăn ngừa sắc tố da từ hình thành nám da, mụn thâm,…

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi da sau khi lột. Vậy nên, hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt theo lời khuyên của chuyên gia.

  • Bổ sung rau xanh, ngủ đúng giờ, nói không với chất kích thích và uống nhiều nước.
  • Không vận động mạnh tránh tình trạng đổ mồ hôi khiến vi khuẩn tấn công vào da non, gây nên những tổn thương không đáng có.
  • Giữ môi trường sống thông thoáng, nhất là thường xuyên giặt chăn gối để đánh bay vi khuẩn gây hại cho da.
Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học

Chăm sóc da non mỏng yếu sau khi nặn mụn và  bị dị ứng

Làm sạch da đúng cách

Da sau khi nặn mụn sẽ rất nhạy cảm, vi khuẩn rất dễ tấn công. Vậy nên, bạn chỉ hãy rửa mặt bằng nước muối sinh lý trong ngày đầu tiên thay vì sữa rửa mặt để tránh tổn thương da. Các lần làm sạch da mặt còn lại, bạn có thể bắt đầu bằng việc làm sạch da mặt bằng các chất tẩy rửa nhẹ để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn.

Phục hồi những tổn thương da cho da non, yếu, mỏng sau nặn mụn

Để sở hữu làn da sáng khoẻ, không còn mụn thâm thì đường bỏ qua bước dưỡng da serum dưỡng da và các loại kem đặc trị có chứa các thành phần như lô hội, niacinamide, vitamin C, hydroquinone,… Những hoạt chất này có công dụng ức chế hắc tố melanin, giúp da sáng màu hơn.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên kem chống nắng trong quá trình chăm sóc da mụn. Việc làm này sẽ giúp vết thâm của bạn không bị thâm và mờ nhanh hơn.

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Phục hồi những tổn thương da cho da non, yếu, mỏng sau nặn mụn

>>> Xem thêm: Chăm sóc da sau khi nặn mụn – 9 nguyên tắc cần nắm

Một số trường hợp khác

Chăm sóc da non trên mặt sau khi tẩy da chết

Tẩy tế bào chết là bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da nên bạn cần thực hiện 2-3 lần/ tuần để mịn màng và rạng rỡ hơn.

Hưỡng dẫn một số cách chăm sóc tế bào chết:

  • Sau khi tẩy tế bào chết, bạn không nên nặn mụn tránh tổn thương bằng các tác động từ bên ngoài.
  • Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 +++ trở lên bảo vệ da toàn diện, bôi lại kem chống nắng 2 – 3 giờ để bảo vệ da tốt nhất.
  • Sau khi tẩy da chết, bạn hãy ưu tiên những loại mặt nạ có khả năng cấp ẩm cũng như làm dịu da.
  • Đừng quên dưỡng ẩm cho da non sau mỗi lần tẩy tế bào chết.

Cách chăm sóc da non sau bỏng hoặc phẫu thuật

Đây là trường hợp rất dễ để lại sẹo lồi, lõm nếu không chăm sóc da đúng cách. Nếu bạn thấy da có dấu hiệu lên da non, ngứa thì nhất định không được gãi hay chà xát lên vết thương. Theo dân gian, các bạn có thể chăm sóc da non sau bỏng hoặc phẫu thuật bằng nghệ tươi để liền sẹo hoặc dùng các sản phẩm kem trị sẹo. Đồng thời, hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây sẹo lồi như rau muống, nước tương, thịt gà, thịt bò, hải sản, đồ cay,…

Lên da non bị đỏ có hình thành sẹo không?

Để biết da non có thành sẹo không? Các chuyên gia da liễu cho biết như sau:

  • Da non bị đỏ là do lớp da mới vừa hình thành nên chưa có màu sắc đồng nhất với màu da xung quanh.
  • Do cơ thể tiết ra chất Histamin có khả năng kích thích các mô chữa lành thương tổn trên da đó là lớp da non có màu đỏ nhạt, đây là hiện tượng bình thường của cơ thể.

Ta có thể rút ra kết luận, sẹo được hình thành phụ thuộc vào mức độ tổn thương và cách chăm sóc vết thương. Hiện tượng lên da non hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo nên bạn hãy yên tâm. Vậy vết thương lên da non bao lâu? Tiếp tục theo dõi ngay bên dưới bạn nhé!

Da non bao lâu hết đỏ?

Thông thường, mất từ 1 – 3 tháng  để da non hết đỏ, tùy theo cơ địa của mỗi người và mức độ tổn thương da cũng như cách chăm sóc vết thương sau khi bị tổn thương.

Vết thương sẽ đóng vảy từ sau 3 – 7 ngày, sau 7 – 10 ngày vết thương bong vảy và xuất hiện lớp da non màu đỏ hoặc màu nâu. Khác với màu da bình thường, do lớp sừng của biểu bì vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Khoảng 1 – 3 tháng sau, lớp da ở vùng da tổn thương mới bắt đầu phục hồi hoàn toàn. Sắc tố sạm da dần dần biến mất, làn da tại vùng tổn thương đều màu với những vùng da còn lại.

Bạn hãy chăm sóc vết thương, kịp thời rửa vết thương, khử trùng vết thương một cách khoa học. Trong thời gian vết thương phục hồi phải giữ vết thương luôn khô ráo, tránh dụng nước và ánh nắng mặt trời.

Những sai lầm phổ biến khi chăm sóc da

Dưới đây là những sai lầm bạn cần tránh trong quá trình chăm sóc da, cụ thể:

Làm sao để da non hết đỏ và không để lại sẹo?

Bạn cần tránh những sai lầm trên

Để làn da trần lâu hơn 1 phút sau khi rửa mặt

Sau khi rửa mặt, một số người đợi da khô ráo rồi mới bắt đầu thoa kem. Tuy nhiên, nếu da không được khóa ẩm trước 1 phút sau khi rửa, không khí khô sẽ hút ẩm và làm da mất nước. Vậy nên, để da luôn ẩm mịn bạn hãy thoa kem dưỡng ngay sau khi rửa mặt sạch nhé!

Dùng các dòng mỹ phẩm không phù hợp

Da non rất yếu ớt nhạy cảm nên bạn cần kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn mỹ phẩm. Để chọn mỹ phẩm phù hợp, bạn cần xác định mình thuộc loại da nào (da dầu, da khô, da tổng hợp…), sau đó xem xét thành phần trên sản phẩm hoặc tham khảo các đánh giá của người tiêu dùng đối với dùng sản phẩm đó.

Chú ý sử dụng sữa rửa mặt có độ pH 

Độ pH của da khá thấp, dao động trong khoảng 4,75 – 5,5 và có tính axit nhẹ.  Vậy nên, bạn nên chọ sữa rửa mặt có độ pH trong khoảng từ 5 – 6 là phù hợp nhất. Nếu bạn dùng sữa rửa mặt có độ pH cao (pH> 8) sẽ khiến da khô, căng rát, dễ bị viêm, khô và dễ nổi mụn, collagen bị phá hủy bởi các enzym, da lão hoá nhanh chóng.

Nặn mụn không đúng cách

Mụn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ, nhất là voà mùa “râu rụng” khiến da sẫm màu và kém xinh. Thay vì nặn mụn, hãy cố gắng hạn chế những gì gây ra mụn trên da của bạn hoặc loại bỏ mụn bằng các phương pháp an toàn và đúng cách cho da như lăn kim, phi kim,…

Thường xuyên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da nhưng không có nghĩa là bạn thực hiện hàng ngày. Lạm dụng sản phẩm tẩy tế bào chết rất dễ khiến da bị tổn thương, không thể điều chỉnh độ ẩm dẫn đến da bị mất nước, bong tróc, nặng hơn là viêm nhiễm.

Trong một số trường hợp, thường xuyên dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết  sẽ phá hủy các tế bào khỏe mạnh và kích thích hoạt động của melanin, hình thành sắc tố da.

Theo các bác sĩ da liễu, bạn chỉ cần tẩy da chết 1-2 lần/tuần nhằm cải thiện da xỉn màu và làm mịn da.

Không bôi kem chống nắng mỗi ngày

Rất nhiều người cho rằng nếu không ra nắng thì không cần bôi kem chống nắng, điều này là không đúng. Cho dù bạn đang ngồi ở nhà, trong văn phòng hay  thời tiết mùa đông, bạn vẫn cần thoa sản phẩm hàng ngày để bảo vệ da khỏi tia UV và các tác nhân gây hại khác.

Các lưu ý khi cách chăm sóc da non sau khi lột

Để cách chăm sóc da sau khi lột đạt kết quả cao, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Sử dụng mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên như trứng gà, mật ong, rau má, nghệ, sữa chua,…
  • Sử dụng các loại kem kích thích tái tạo da non được các bác sĩ da liễu kê đơn hoặc khuyên dùng.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa có độ pH cao khi da non chưa hoàn toàn bình phục.
  • Kiêng những thực phẩm như rau muống, nước tương, đồ tanh, thịt bò, gạo nếp, thức ăn cay nóng…, chất kích thích, vì chúng tạo một số biến chứng như tăng tiết bã nhờn khiến da bị bít tắc, mưng mủ gây sẹo lồi lõm và nhiều biến chứng khác nữa.
  • Không nên xông hơi hoặc tiếp xúc với hơi nước quá lâu sẽ khiến tăng lưu thông máu khiến da mặt ửng đỏ và nổi mẩn ngứa.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc “Làm sao để da non hết đỏ?”. Hi vọng, bài viết sẽ cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc da non. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Hướng dẫn chăm sóc da sau khi xóa xăm đúng cách tại nhà

5 Cách chăm sóc da trước ngày cưới cho nàng xinh đẹp, tỏa sáng

Chăm sóc da vùng mắt: Nguyên tắc “vàng” để có đôi mắt đẹp