https://tapchisacdep.org/wp-content/uploads/2022/01/hinh-anh-nhu-hoa-khi-moi-mang-thai-9.jpg
Sức khỏe 20-01-2022icon3706

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai: Từ hình dạng đến màu sắc

5/5 - (1 bình chọn)

Sự thay đổi của bầu vú và nhũ hoa là dấu hiệu dễ nhận biết khi phụ nữ mang thai. Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai sẽ khác so với khi còn ở thời kỳ con gái, điều này liên quan đến việc chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu có thể có các dấu hiệu thay đổi khác nhau tùy thuộc vào cơ thể của họ.

Đầu nhũ hoa khi mang thai tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hình ảnh nhũ hoa khi mới có thai sẽ xuất hiện những thay đổi nhỏ, hiện hình như:

Căng tức nhũ hoa

Một trong những cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai đó chính là dựa vào sự thay đổi trên cơ thể như vòng ngực thay đổi kích cỡ hay căng tức nhũ hoa. Cảm giác căng, đau ngực thường thường chỉ đến với người phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng cho thấy bạn đã mang thai nên nhiều người khó nhận ra. 

Đầu nhũ hoa khi mang thai tháng đầu khá n

Hình ảnh nhũ hoa mới mang thai tháng đầu

Đau tức ngực

hạy cảm nếu chạm vào, bạn có thể trải qua cảm giác đau nhói trên nhũ hoa khi mặc áo ngực.Hiện tượng này thường bắt đầu từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ.

Kích thước vòng ngực tăng

Khi mang thai hình ảnh nhũ hoa bình thường nhưng chị em sẽ có cảm giác căng tức ở ngực hoặc đau nhói ở nhũ hoa. Thời điểm này, bạn hãy thử kiểm tra thai và chọn mua áo ngực phù hợp với kích cỡ hơn nhé!

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai dường như không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thai kỳ trong 3 tháng đầu có thể gây ngứa da, tạo ra một số vết căng da trên bề mặt ngực. 

Kích thước vòng ngực tăng

Nổi tĩnh mạch gân xanh

Ngoài ra, hình ảnh nhũ hoa khi mới có thai của mẹ bầu cũng sẽ bắt đầu nổi gân xanh trên bầu ngực. Hiện tượng này bắt nguồn do lượng máu bên trong cơ thể tăng lên khoảng 20 – 40% trong giai đoạn thai kỳ. 

Do lượng máu tăng, các tĩnh mạch dưới da bầu ngực sẽ hiển thị rõ hơn, tạo nên hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai có phần khác biệt so với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng này cũng dần hết sau giai đoạn thai kỳ.

Tam cá nguyệt thứ hai

Trong giai đoạn từ tuần 14 – 27 của thai kỳ, hình ảnh nhũ hoa khi mới có thai cũng có những thay đổi đáng chú ý khác. Hãy cùng Tạp chí sắc đẹp tìm hiểu các biểu hiện này nhé!

Vùng da ở quầng vú sẫm màu

Nhiều người lầm tưởng khi mang thai hình ảnh nhũ hoa bình thường, thế nhưng bộ phận này không chỉ thay đổi về kích thước mà còn cả màu sắc. Quầng vú sẽ trở nên tối và sẫm màu hơn so với trước.

Nguyên nhân dẫn tới hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai này bắt nguồn từ sự tác động của nội tiết tố bên trong cơ thể người phụ nữ. Thông thường, sau giai đoạn cho con bú, quầng thâm sẽ dần quay trở về màu sắc ban đầu, nhưng vẫn có trường hợp đậm hơn 1 hoặc 2 tông so với lúc trước.

Vùng da ở quầng vú sẫm màu

Xuất hiện dịch sữa non sớm

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai tiếp theo đó chính là xuất dịch sữa non ở tuần thứ 16 trở đi. Đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy một lượng sữa màu vàng nhạt chảy ra từ nhũ hoa. 

Ngoài tiết ra dưới dạng lỏng, vào những tháng cuối của thai kỳ, sữa non có thể ở dạng màng hoặc vón cục. Do đó, mẹ bầu nên chọn những loại áo ngực chuyên biệt dành cho thai phụ để hỗ trợ nhũ hoa phát triển.

Xuất hiện dịch sữa non sớm

Nổi cục ở nhũ hoa khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, chị em có thể thấy những cục u xuất hiện ở bầu ngực. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng, vì chúng không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ về bất kỳ sự thay đổi nào trên cơ thể. Mặc dù nguy cơ ung thư vú khi mang thai khá thấp, nhất là ở phụ nữ dưới 35 tuổi nhưng việc phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm vẫn cần được ưu tiên. 

Tam cá nguyệt thứ ba

Thời điểm này, mẹ bầu đang ở tuần 28 – 40 của thai kỳ nên hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai sẽ có những thay đổi cụ thể như sau:

Ngực vẫn tiếp tục tăng trưởng

Hình ảnh nhũ hoa khi mới có thai có thể to và nặng hơn ở tuần 28 – 40 do sự phát triển của các mô, tuyến sữa. Núm vú vẫn tiếp tục duy trì màu sẫm, đôi lúc xuất hiện tình trạng rỉ sữa non một cách thường xuyên.

Hiện tượng này báo hiệu cơ thể bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp sữa cho em bé. Việc núm vú tiếp tục sậm màu, sữa non rỉ ra cũng chỉ là một dấu hiệu bình thường trong quá trình này nên bạn không cần phải lo lắng quá mức nhé. 

Xuất hiện vết rạn ở ngực

Khoảng 50% – 90% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề vùng ngực, đùi, bụng xuất hiện những vết rạn da. Nguyên nhân là do các mô phát triển nhanh chóng, da dần căng ra.

Thường thì hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai này chỉ xuất hiện ở tháng thứ 6 và 7 trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vết rạn da xuất hiện trước hoặc sau thời điểm trên.

Xuất hiện vết rạn ở ngực

Cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai

Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thường sẽ xuất hiện những thay đổi nhỏ trong 1 đến 2 tuần sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai thành công. Đây cũng chính là kết quả của việc thay đổi lượng hormone bên trong cơ thể người phụ nữ. 

Chính vì vậy, cách nhận biết nhũ hoa khi mang thai phổ biến nhất đó chính là thường xuyên quan sát cơ thể. Cụ thể, trong tam cá nguyệt đầu tiên, vú của người mẹ có thể bắt đầu sưng, mềm hoặc thậm chí ngứa ran.

Thời điểm này, nhũ hoa của mẹ bầu có thể nhô ra ngoài nhiều hơn so với bình thường. Một số trường hợp nhận thấy rằng bầu ngực bắt đầu to ra trong khoảng thời gian mới mang thai. 

Trong đó, một số thay đổi hình ảnh nhũ hoa khi mới có thai mà bạn cần quan tâm đó chính là:

  • Nhũ hoa có đốm trắng: Tình trạng này xảy ra trong quá trình mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, một số trường hợp lại báo hiệu tình trạng nhiễm trùng hay các bệnh lý nghiêm trọng khác. Tốt nhất, nếu thấy nhũ hoa xuất hiện đốm trắng hãy nhanh chóng đến bác sĩ để kiểm tra.
  • Đầu ngực thâm, quầng lan rộng: Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai sẽ có sự thay đổi đáng kể. Trong đó, hình dáng và màu sắc của đầu vú thường chuyển sang thâm đen, quầng lan rộng.

Mẹo giảm bớt sự khó chịu khi mang thai

Việc có một giấc ngủ ngon trong thời gian mang thai dường như là một thứ xa xỉ. Tuy nhiên, để mẹ bầu tránh tình trạng kiệt sức thì mẹ bầu hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:

Giảm bớt hoạt động

Việc giảm bớt các hoạt động thường ngày sẽ phần nào ngăn ngừa được tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Bà bầu nên hạn chế ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, đồng thời nhờ người thân làm những việc nặng ngọc để dưỡng thai thật tốt.

Lên giường nghỉ sớm

Dù không thể ngủ ngay tức thì nhưng mẹ bầu cũng nên sắp xếp lịch trình sinh hoạt phù hợp. Trong giai đoạn thai kỳ, việc nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng, giúp tăng mức năng lượng cho người mẹ một cách hiệu quả.

Hãy tranh thủ chợp mắt từ 15 – 20 phút vào buổi trưa hoặc những lúc mệt mỏi nếu như mẹ bầu không thể yên giấc vào đêm trước. Nếu cố gắng làm việc quá mức, mẹ bầu có thể bị kiệt sức, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Lên giường nghỉ sớm

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Mẹ bầu cần tăng thêm lượng calo hấp thụ mỗi ngày để phục vụ cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn ăn quá nhiều một lúc mà hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 hoặc 6 bữa.

Sử dụng trái cây, các loại hạt tốt cho mẹ bầu để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều đường hoặc thức uống chứa caffeine vì chúng rất dễ tiêu hóa, khiến bạn nhanh cảm thấy đói.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Tập thể dục đều đặn

Tình trạng mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ sẽ khiến bạn lười vận động. Tuy nhiên, mẹ bầu hãy cố gắng tập thể dục và duy trì thói quen này hằng ngày để cải thiện sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Khi đi bộ hoặc hít thở không khí trong lành sẽ giúp quá trình sản xuất nội tiết tố endorphin được thúc đẩy. Từ đó, cải thiện khả năng lưu thông máu của cơ thể một cách tốt nhất.

Tập thể dục đều đặn

Những thay đổi mong đợi sau khi mang thai

  • Mất kỳ kinh nguyệt: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn khoảng 28 ngày thì khả năng rụng trứng là vào ngày thứ 14 sau ngày đầu tiên trong chu kỳ cuối. 
  • Ra máu nhẹ trong 5 – 10 ngày sau khi thụ thai: Điều này xảy ra khi hợp tử làm tổ vào lớp nội mạc tử cung. Chỉ 50% phụ nữ xuất hiện máu báo, do đó bạn không cần phải lo lắng nếu không thấy hiện tượng ấy. 
  • Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai có sự thay đổi, nhạy cảm hoặc to hơn. Màu núm vú chuyển sang sẫm, tạo cảm giác nặng nề ở vùng xương chậu.
  • Mẹ bầu sẽ cảm thấy có vị lạ giống như vị kim loại bên trong khoang miệng.
  • Tần số đi tiểu tăng lên: Mẹ bầu không nên cố gắng nhịn mỗi khi cơ thể mắc tiểu. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng đi ngoài quá nhiều, ra phân lỏng thì khả năng cao là triệu chứng bị tiêu chảy.
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, mất sức, cảm hoặc sốt.
  • Cảm thấy buồn nôn, khẩu vị bị thay đổi, nhạy cảm hơn với mùi và không thể chịu đựng nổi một số loại mùi.
  • Các loại thịt đỏ, thịt gà sống, trứng và cá có thể sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó ăn trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Xuất hiện tĩnh mạch hoặc mụn nổi trên mặt hoặc vùng ngực.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Bất cứ ai nhận thấy hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai có sự thay đổi cần liên hệ với bác sĩ. Điều cần thiết là tìm ra phương án điều trị nếu khối u ở vú phát triển hoặc núm vú tiết dịch bất thường mà không giống với sữa non.

Hầu hết phụ nữ mang thai đều sẽ trải qua những thay đổi ở ngực do lượng hormone và máu tăng đột biến. Tuy nhiên, việc không có hiện tượng nào khác lạ tại vùng ngực cũng không biểu thị bất cứ điều gì liên quan tới sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi.

***Đọc các bài viết liên quan về nhũ hoa***

Trên đây là hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, bạn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác như buồn nôn, thay đổi nội tiết, thay đổi hô hấp,… Hãy tìm hiểu thật kỹ để chuẩn bị đón “bé yêu” chào đời bạn nhé!