Da nổi đốm đỏ không ngứa – Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Chăm Sóc Da 02-04-2021icon2514
5/5 - (1 bình chọn)

Da nổi đốm đỏ không ngứa là hiện tượng xảy ra phổ biến hiện nay. Hiện tượng này có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: ban xuất huyết, nổi mề đay, viêm mao mạch dị ứng,… Để khắc phục, người bệnh cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và phương pháp chữa trị đúng. Mời quý dọc giả theo dõi bài viết để năm thông tin chi tiết! 

Nguyên nhân da nổi đốm đỏ không ngứa

Nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số vấn đề về bệnh lý nghiêm trọng dưới đây:

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Da nổi mẫn đỏ do giãn mạch máu

Dấu hiệu dễ nhận biết bệnh lý giãn mạch máu là khi bạn dùng tay ấn vào nốt nổi mẩn đỏ thì nó biến mất, nhưng khi bạn bỏ ngón tay ra thì nốt mẩn đỏ lại xuất hiện như cũ. 

Giãn mao mạch dưới da là hiện tượng các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên bị phình giãn gây xuất huyết. Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này chính là sự đột biến gen tại endoglin hay thụ thể activin khiến mạch máu bị vỡ, chảy máu và hình thành ban đỏ dưới da.

Triệu chứng tiêu biểu của giãn mao mạch là chảy máu cam, xuất hiện các đốm màu đỏ trên da, đi kèm phân với máu và phân đen,… nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu đường tiêu hóa, thiếu máu hoặc nguy cơ đột quỵ cao.

Da nổi mẫn đỏ không ngứa do virus siêu vi

Những virus siêu vi – Nguyên nhân hàng đầu làm da bị nổi đốm đỏ nhưng không ngứa. Triệu chứng đầu tiên của bệnh lý là bạn sẽ bị sốt, cơ thể mệt mỏi, sau khi hạ sốt cũng là lúc nốt mẩn đỏ trên da xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì những nối mẩn đỏ này sẽ biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa do viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý thường gặp khi hệ miễn dịch bị rối loạn gây phát ban xuất huyết dưới da. Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm mao mạch dị ứng bao gồm:

  • Xuất hiện ban đỏ không ngứa tại cẳng tay, cẳng chân, mông, đùi, cổ,…
  • Đau bụng quanh vùng rốn và lan tỏa lên vùng thượng vị
  • Buồn nôn hay nôn, xuất huyết tiêu hóa, đau xương khớp, đi tiểu ra máu

Viêm mao mạch dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi cho nên khi có dấu hiệu bạn cần tiến hành thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời.

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Nổi đốm đỏ dưới da có thể là triệu chứng của bệnh viêm mao mạch dị ứng vô cùng nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ không ngứa do ban xuất huyết

Nổi mẩn đỏ trên da nhưng không ngứa cũng có thể là dấu hiệu mắc bệnh ban xuất huyết. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là hồng cầu trong mạch máu thoát ra ngoài, tràn qua các khu vực khác trên da.

Dấu hiệu nhận biết chính là cơ thể xuất hiện các chấm đỏ tròn trên da, không gây ngứa, hoặc các mảng xuất huyết hay các vết lằn.

Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng khi chúng không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh và chúng sẽ biến mất sau vài ngày.

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ do U máu

U máu là khối u lành tính bên dưới da và ở một số cơ quan khác như gan, ruột, cột sống,… Lúc này, trên da người bệnh sẽ thấy những nốt màu đỏ trên bề mặt da, đặc biệt là tại vùng đầu mặt, lưng, cổ nhưng ko gây ra cảm nhận ngứa ngáy.

Tùy thuộc vào từng nếu, mức độ tác động của u máu tới sức khỏe hay đời sống sinh hoạt của người bệnh, thầy thuốc sẽ đưa ra bí quyết điều trị phù hợp. U máu cần tiến hành điều trị là khối u bị chảy máu thường xuyên, phá vỡ lớp biểu bì trên da, chèn ép lên các cơ quan khác của cơ thể như hệ tuần hoàn, đường thở, chuyển động của mắt,…

Bệnh lang ben khiến da nổi đốm đỏ không ngứa

Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa còn có thể là dấu hiệu của bệnh lang ben. Đây là một chứng bệnh da liễu do nấm gây ra và rất thường gặp. Khi xâm nhập vào da, nấm gây lang ben phát triển và làm thay đổi sắc tố dưới da thành màu đỏ. Người mắc bệnh lang ben không có cảm giác ngứa ngay và không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Có nhiều loại kem bôi trị nấm có thể điều trị lang ben mà bệnh nhân có thể sử dụng để điều trị bệnh này.

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Lupus ban đỏ nổi đốm đỏ trên da không gây ngứa

Lupus là một bệnh lý nguy hiểm, hay xảy ra hệ miễn dịch bị rối loạn. Triệu chứng của bệnh lý này là sự xuất hiện của các ban đỏ trên da, có thể gây sốt, mệt mỏi, sút cân, cơ thể suy nhược,…

Lupus ban đỏ gây tổn thương đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn,… đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Đáng buồn là chưa tìm ra được phương pháp điều trị bệnh, dẫu vậy vẫn có thể kiểm soát tình trạng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Vảy phấn hồng có thể gây ra nổi đốm đỏ

Vảy phấn hồng là căn bệnh gây phát ban đỏ trên diện rộng, biểu hiện là những ban đỏ với hình tròn & bầu dục xung quanh cổ. Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Nhức đầu
  • Đau cổ họng
  • Sốt

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Bệnh lý vảy phấn hồng có thể tự hết sau 3 – 8 tuần và không để lại sẹo sau khi hồi phục. Tuy nhiên, nếu bệnh lý không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và lên phác đồ cụ thể.

Dày sừng nang lông khiến da mẩn đỏ không ngứa

Nguyên nhân dẫn tới bệnh dày sừng nang lông là do lượng keratin tích tụ nhiều trên bề mặt da khiến các lỗ chân lông tắc nghẽn có biểu hiện những nốt sần có màu đỏ dày đặc trên da. Dày sừng nang lông là căn bệnh mãn tính và có thể di truyền, tuy nhiên nó không gây hại cho sức khỏe của người bệnh.

Chính vì vậy, hãy sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp.

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Nổi đốm đỏ trên da do ung thư da

Trên da bị nổi mẩn đỏ giống như những nốt ruồi son nhưng hoàn toàn không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thì lúc này bạn hãy cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư da. Các chấm đỏ xuất hiện càng nhiều trên khắp cơ thể theo thời gian.

Khi gặp triệu chứng trên, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khóa để thăm khám, chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa buộc khi nào gặp bác sĩ?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu như bạn thấy làn da nổi mẩn đỏ không ngứa thì bạn bắt buộc đến bác sĩ thăm khám kịp thời, dưới đây là một số triệu chứng cụ thể:

  • Mẩn đỏ không biến mất sau một vài ngày
  • Phát ban lan rộng ở diện tích lớn
  • Sốt cao
  • Xuất hiện mẩn đỏ đột ngột và lây lan một cách nhanh chóng
  • Phồng rộp và xuất hiện mủ
  • Gây đau đớn
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hoặc rỉ chất dịch

Điều trị chuyên khoa khắc phục mẩn đỏ không sốt không ngứa

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa, dấu hiệu của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn một số loại thuốc điều trị phù hợp như sau:

  • Thuốc Anhydrous lanolin: Tác dụng chính của loại thuốc này là ngăn ngừa tình trạng tắc tuyến mồ hô, làm dịu nhanh các nốt mẩn đỏ, sưng và giảm tình trạng ngứa ngáy (nếu có).
  • Thuốc steroid dạng kem bôi: Loại thuốc này thường được bác sĩ sử dụng cho những trường hợp bị rôm sảy, dị ứng và nổi mề đay. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng với liều lượng do bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.
  • Thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau: Đối với những trường hợp nổi mẩn đỏ khắp người do bệnh viêm mao mạch dị ứng, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ kê đơn thuốc chứa thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm và thuốc giảm đu. Lưu ý, uống thuốc dưới chỉ định của bác sĩ.

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Trị da nổi đốm đỏ không ngứa bằng phương pháp dân gian

Người bệnh có thể áp dụng phương pháp dân gian để kiểm soát tình trạng nổi mẩn ngứa khắp cơ thể. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, kích ứng thông thường và những tổn thương trên da không quá nghiêm trọng.

Sử dụng lá trà xanh điều trị da nổi đốm đỏ không ngứa

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trà xanh
  • Nước muối pha loãng.

Cách thực hiện:

  • Mang lá trà xanh rửa sạch, để ráo nước ( lưu ý sử dụng nước muối để ngâm)
  • Sau khi vớt lá trà xanh ra ngoài thì để ráo nước
  • Dùng tay vò nát hoặc giã dập lá trà xanh
  • Hãm trà xanh cùng với 2 lít nước sôi trong 30 phút hoặc đun sôi nguyên liệu
  • Sử dụng nước lá trà xanh ấm để tắm và vệ sinh vùng da bệnh
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần, khi triệu chứng được kiểm soát thì ngưng.

Cách chữa nổi mẩn đỏ khắp người bằng lá trầu không

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không
  • Nước muối pha loãng.

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Cách thực hiện:

  • Mang lá trầu không ngâm rửa trong nước muối pha loãng đến khi bề mặt lá được làm sạch
  • Sử dụng tay vò nát lá trầu không và cho vào nồi đun cùng 2 lít nước
  • Sau 15 phút nước sôi thì tắt bếp
  • Để nước lá trầu nguội rồi sử dụng nước này để vệ sinh vùng da bệnh
  • Người bệnh áp dụng cách chữa nổi mẩn đỏ khắp người bằng lá trầu không trong 10 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Cách dùng sài đất trị nổi mẩn đỏ khắp người

Nguyên liệu:

  • 1 nắm sài đất
  • Nước muối pha loãng.

Da nổi đốm đỏ không ngứa - Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch sài đất trong nước muối pha loãng
  • Đun sôi nguyên liệu cùng 2 lít nước trong 15 phút
  • Pha nước sài đất cùng với nước mát để điều hòa nhiệt độ
  • Sử dụng nước này để tắm
  • Thực hiện 1 lần/ngày
  • Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân đang mắc bệnh rôm sảy.

Trên đây, Tạp chí sắc đẹp đã tổng hợp những trường hợp da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa thường gặp. Chúc các bạn tìm ra được nguyên nhân nổi mẩn đỏ của mình và điều trị sớm nhất.