Cách 1: Nhận biết thành phần son trước khi mua
Xem xét bảng thành phần có trong son là cách nhận biết chì đơn giản nhất. Nếu có thể, bạn hãy chọn những loại son không chứa chì, điển hình nhất vẫn là mineral oil hoặc liquid paraffin, white oil, liquid petroleum.
Bên cạnh đó, bạn hãy ưu tiên chọn những loại son có chứa shea butter hoặc jojoba chứa thành phần chống nắng SPF. Những thành phần này sẽ duy trì độ ẩm cho môi đồng thời giúp môi tránh các tác hại từ môi trường.
Hãy chọn những thỏi son có thành phần tự nhiên như shea butter, jojoba
Cách 2: Thử son có chì bằng vàng/bạc
Chị em hãy tô một ít son lên lòng mu bàn tay rồi dùng chiếc nhẫn vàng hoặc bạc chà xát lên vết son nhiều lần. Nếu màu son không bị chuyển sang màu đen có nghĩa là sản phẩm không chứa chì.
Còn trong trường hợp son chuyển sang màu hơi sẫm thì loại đó chứa rất ít chì, có thể chấp nhận được. Còn nếu vệt son chuyển thành màu đen sẫm nghĩa là hàm lượng chì trong thỏi son rất cao, không hề tốt cho môi bạn.
Vết son chuyển màu sạm đen khi ma sát với nhẫn vàng chứng tỏ son chứa nhiều chì
Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, các thành phần khác như sáp, dầu, thành phần tạo màu, thành phần chống nắng,… khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen. Vậy nên, phương pháp kiểm tra này không thể đúng hoàn toàn.
Cách 3: Cách nhận biết son có chì bằng nước lọc
Chỉ với một cốc nước lọc là bạn liền có nhiều cách nhận biết son có chì trong nước lọc rồi đấy nhé!
- Thực hiện tô một ít son lên mu bàn tay, sau đó thấm một ít nước lọc lên chỗ son, chà xát nhẹ nhàng. Nếu son hoà vào trong nước & phai màu nhanh chóng thì thỏi son đó an toàn.
- Sau khi tô son, nếu cốc nước có vết son dính lại trên thành cốc, bạn hãy dùng giấy khô lau nhẹ. Nếu vết son bám lâu thì chắc chăn 90% thỏi son có chứa nhiều chì.
- Tiếp theo, cắt một mẩu son nhỏ thả vào cốc nước lọc, nếu son nổi lên trên mặt nước thì chứng tỏ sản phẩm chứa ít hoặc không có chì. Ngược lại, son chìm xuống dưới đồng nghĩa với việc hàm lượng chì khá cao.
Son bám dai trên miệng cốc chứng tỏ son có chứa chì.
Lưu ý dưỡng môi & cách dùng son môi không bị thâm
Không nên tự ý gỡ lớp da khô trên môi: Khi gặp trường hợp môi khô bạn nên bôi lớp son dưỡng môi phù hợp với da, đợi 3 – 5 phút cho lớp da bị bong mềm mại, da sẽ tự động bong tróc mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi.
Tẩy da chết định kỳ cho môi: Mỗi buổi sáng, bạn hãy dùng chiếc khăn mềm nhúng vào nước ấm sau đó chà nhẹ nhàng lên môi để tẩy lớp tế bào chết. Trước khi trang điểm hãy, cho môi lớp son dưỡng mỏng, điều này rất có lợi về lâu dài cho môi.
Chanh là nguyên liệu tẩy tế bào chế cho môi rất hiệu quả
Lưu ý trong quá trình trang điểm: Trước khi trang điểm các bạn nên bôi lớp son dưỡng môi, để giúp môi lên màu chuẩn đồng thời vừa hạn chế ảnh hưởng của son đối với môi, nhất là các loại son ít dưỡng.
Sau một ngày tô son, để lấy đi tế bào chế, hãy lấy vài giọt chanh chấm vào môi rồi rửa sạch, lượng chì bị axit chanh ăn mòn, khiến đôi môi trở nên mềm mại hơn rất nhiều.
Sử dụng son dưỡng môi giúp môi không còn bị khô, nứt nẻ, thô ráp
Không nên liếm môi: Liếm môi là thói quen khó bỏ của không ít người, bạn tin rằng liếm môi sẽ giúp môi bớt khô hơn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn ngược lại, nó càng làm cho môi khô trở nên khô hơn, gây rạn nứt môi rất khó lành. Vậy nên, thay vì liếm môi thì bạn hãy dùng son dưỡng để giữ ẩm cho môi nhé!
Ăn uống hợp lý: Để sở hữu một môi đẹp chị em chúng mình đừng quên uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, chế độ làm việc khoa học và tránh thức khuya nhé!